Thursday, December 4, 2014

Thương mại điện tử thời phổ cập

Thương mại điện tử thời phổ cập



Người ta nói nhiều về sự phát triển thần kỳ của các công ty công nghệ và thương mại điện tử. Quả thật thời gian qua thương mại điện tử có sự phát triển rất nhanh chóng trên thế giới đặc biệt là ở Mỹ và Trung Quốc với Amazon, Ebay, và Alibaba. Rất nhiều công ty lớn nhỏ đầu tư vào thương mại điện tử với kỳ vọng sẽ thu được những lợi nhuận khổng lồ như cách mà Ebay, Amazon và Alibaba đã làm. 



Cho đến bây giờ thị trường bán hàng vẫn chưa hết nóng, vẫn còn rất nhiều lĩnh vực bán hàng chưa tận dụng sức mạnh của sự phát triển công nghệ. Tuy nhiên rất nhiều lĩnh vực bán hàng online trở nên bão hoà và quá tải. Nhìn một cách tổng thể thì thị trường vẫn còn quá rộng lớn, thương mại điện tử chỉ chiếm một tỷ lệ quá nhỏ so với kinh doanh truyền thống. Nhưng tại sao chúng ta vẫn khó bán được hàng? Phải chăng thị trườn đã trở nên bão hoà?

Theo tôi suy luận thì trong một số lĩnh vực bán hàng online đã trở nên tương đối bão hoà với sự phát triển khá mạnh của Facebook khiến cho rất nhiều người đều có thể bán hàng được cho người khác qua những bạn bè trên mạng của mình. Nhưng rồi số lượng người bán tăng nhanh, còn người mua thì tăng khá chậm, không phải họ không cập nhật được công nghệ mà còn bởi vì thói quen của họ. Nhiều người trong số họ không quen mua hàng qua mạng hay đặt hàng qua điện thoại. Nhiều người trong số họ còn sợ rủi ro và không tin tưởng vào mua bán online.

Chính bởi phần lớn người chưa tin và chưa quen với việc mua bán online nên dù họ vẫn thường xuyên online trên mạng và truy cập Facebook rất nhiều thì lượng người mua vẫn chưa tăng mạnh như nhiều người kỳ vọng. Thói quen cần được hình thành một cách từ từ và nó cũng mất thời gian.



Bởi vậy trước mắt những người bán vẫn phải kịch liệt cạnh tranh để giành giật những người đã và muốn mua hàng online mà rất khó hoặc ít muốn thuyết phục những người chưa quen hoặc sợ rủi ro khi mua hàng qua mạng.

Chúng ta cạnh tranh một cách kịch liệt bằng cách spam nhiều hơn, gửi nhiều email hơn, cập nhật Facebook thường xuyên hơn, chạy quảng cáo nhiều hơn, rồi SEO,... mà mục đích chỉ cướp khách của người khác, bởi vậy những người khác cũng đi cướp lại. Vì mải đi cướp khách cho nên chúng ta cũng chẳng giữ khách cũ nên dần dần cũng chẳng còn khách quen nữa và rồi suy thoái, chi nhiều hơn, quảng cáo mạnh hơn mà vẫn bán được ít hơn.

Vì mải mê giành giật khách, rồi khuyến mãi giảm giá,... nên để có lãi nhiều khi cũng chấp nhận gian dối một tý, rồi một tý nữa để hơn đối thủ,... dần dần lòng tin của những người mua hàng online cũng giảm đi...

Vậy làm sao để không đi vào vòng xoáy đó?? Câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ hy vọng chúng ta sẽ có nhiều ý tưởng tốt để giữ khách thay vì chạy đua giành giật.

Xin trích một đoạn trong Tôn Tử Binh Pháp như sau:

"Tôn tử nói: Trước kia người giỏi dụng binh đánh giặc, trước tiên phải không để bại, sau mới đánh bại kẻ địch. không để bại là do mình, giành chiên thắng là tại địch. Thế nên người giỏi dụng binh có thể làm kẻ địch không thắng được mình, nhưng không chắc làm kẻ địch bị ta đánh thắng. Cho nên nói thắng lợi có thể dự kiến nhưng không nhất thiết đòi hỏi được (tối nghĩa quá:"thắng khả tri,i nhi bất khả vi") không thể thắng được thì thủ, có thể thắng được thì công. Thủ là do chưa đủ điều kiện, công là khi điều kiện có thừa. Người giỏi thủ ém quân tại các loại địa hình, người giỏi công phát huy mọi thế mạnh, thế nên bảo toàn được lực lượng mà vẫn toàn thắng ("thiện thủ giả, tàng ư cửu địa chi hạ, thiện công giả, động ư cửu thiên chi thượng")."

Tuesday, July 22, 2014

Bạn có lãi từ khi nhập hàng hay đến khi bán hàng?

Gần đây có vẻ môi trường kinh doanh trở nên khó khăn hơn hay sao mà rất nhiều người mình gặp kể cả kinh doanh online lẫn không online rất nhiều người phàn nàn là kinh doanh trở nên khó khăn hơn.

 Trong một chuyến đi cùng một chuyên gia về marketing người Thuỵ Sỹ đến một làng nghề ở ngoại thành Hà Nội mình thấy ông ta tỏ thái độ rất ngạc nhiên khi biết rằng cả một làng phần lớn cùng kinh doanh một nghề. Ông nói tôi rất ngạc nhiên khi thấy có làng gần như cả làng làm bánh, có làng gần như cả làng làm két sắt, và kết quả là mọi người cạnh tranh về giá một cách rất khốc liệt, khi nền kinh tế suy thoái thì công việc kinh doanh của họ sụt giảm rõ rệt. Ông này cho biết thay vì cả làng đều làm két sắt thì chỉ một ít người làm két sắt thôi, còn lại thì người kinh doanh sắt, người làm marketing, quảng cáo, người làm khoá,... thì sẽ giúp sản phẩm được phát triển rộng rãi hơn, nhiều khách hàng hơn, chuyên nghiệp hơn mà không phải cạnh tranh khốc liệt về giá khiến mọi người cùng thiệt.

Ở các nước phương Tây, việc kinh doanh trở nên chuyên nghiệp hơn, các doanh nghiệp nhỏ không chỉ phải cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với những doanh nghiệp lớn rất mạnh và chuyên nghiệp do đó chính các doanh nghiệp nhỏ cũng phải hoàn thiện và trở nên chuyên tâm hơn vào một vài lĩnh vực chủ chốt. Ở Việt Nam, trước đây ít doanh nghiệp lớn nên việc kinh doanh còn dễ, ngày nay có nhiều doanh nghiệp lớn ở nước ngoài cũng tham gia thị trường VN, rồi không ít doanh nghiệp đã trở nên lớn mạnh và có nhiều kinh nghiệm hơn khiến việc kinh doanh nhỏ có nhiều khó khăn và lãi ít.

Tuy nhiên, tôi thấy rằng còn có rất nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn nữa chưa được mọi người để ý đến trong khi chúng ta vẫn tiếp tục cạnh tranh nhau để giảm giá xuống.

 Hầu hết mọi người bắt chước nhau đi mua hàng rồi bán lại. Khi được hỏi họ có lãi khi nào thì phần lớn trả lời là có lãi khi bán xong hàng và thu tiền. Do đó mọi người phải tìm cách spam, up bài... Nhưng thực ra đó là cách làm ngược.

 Trong một cuốn sách của Robert Kyiosaky (tác giả của bộ sách nổi tiếng "Cha giầu cha nghèo") ông này cho biết rằng những người giầu là những người có lãi khi mua hàng chứ không phải khi bán hàng. Tức là khi mua hàng là người giầu đã có lãi rồi, và khi bán nó họ càng có lãi hơn.

Một thành viên cao niên và giàu kinh nghiệm kinh doanh ở Lamchame.com có lần chia sẻ với mình điều tương tự: Anh nói mọi người thường nói khi kinh doanh thường chọn chỗ có nhiều khách hàng. Anh ví dụ người bán xôi muốn tìm nơi có nhiều người. Thêm nữa anh nói, nếu kinh doanh ta không chỉ nhìn vào số lượng khách hàng mà còn cần phải nhìn vào những lợi thế khác trong kinh doanh nữa như khả năng cung cấp hàng của ta có hiệu quả không, có đủ hàng khi trở nên lớn hơn hay không... mới là điều quan trọng. Giả sử ta có khách hàng đấy nhưng khi có cạnh tranh mà chúng ta không có nguồn hàng tốt, không có khả năng cung cấp hiệu quả thì sẽ không có lãi để kinh doanh lâu dài.

 Nếu áp dụng điều này tốt tức là người bán hàng sẽ cần tìm ra:

 1. Nguồn hàng tốt: Là nguồn hàng độc đáo, chất lượng tốt, có giả thấp mà chắc chắn bạn có thể bán được hoặc loại hàng hiếm ít cạnh tranh mà khách hàng lại rất cần.

 2. Quy trình phục vụ khách hàng hiệu quả: Đó là làm sao hiểu khách hàng hơn biết điều gì thực sự quan trọng đối với họ, giao hàng nhanh chóng, giảm bớt lượng tồn kho, tối ưu hoá nguồn tiền mặt, tập trung vào những mặt hàng chủ chốt để đạt doanh số cao để đạt mức chiết khấu lớn hơn...

 3. Có được giá trị gia tăng hiệu quả: Khi cạnh tranh chúng ta có xu hướng giảm giá vì làm điều đó là dễ dàng, nhưng làm thế nhiều lần thì chúng ta không còn lợi nhuận để tiếp tục kinh doanh nữa. Thay vào đó chúng ta làm sao khách hàng cảm thấy họ có lợi hơn trong khi người bán không mất thêm chi phí.

 Xem thêm: http://www.lamchame.com/forum/showthread.php/1409130

Tuesday, May 13, 2014

Thông tin: Mục lục các bài đáng chú ý về kinh nghiệm kinh doanh

Thông tin: Mục lục các bài đáng chú ý về kinh nghiệm kinh doanh



Xin cập nhật topic mục lục để các bạn theo dõi. Các bạn cũng có thể đóng
góp để mục lục được luôn cập nhật với những nội dung hay.



1. Làm thế nào để bắt đầu



2. Những cách thu hút khách hàng

3. Dịch vụ khách hàng

4. Sử dụng các công cụ được tích hợp ở Lamchame.com cho kinh doanh

5. Vấn đề ship hàng

6. Chia sẻ kinh nghiệm về các lĩnh vực kinh doanh

7. Marketing và xây dựng thương hiệu

8. Bảo vệ công việc kinh doanh

9. Những vấn đề khác

10. Nhật ký kinh doanh

11. Những câu chuyện về thành công

Đừng gọi khách hàng là Thượng Đế

Đừng gọi khách hàng là Thượng Đế



Chúng ta thường quen với câu nói "Khách hàng là thượng đế", nhưng gần đây có sự kiện về nữ khách hàng của siêu thị Kidsplaza khiến không ít người trong chúng ta tự đặt cho mình câu hỏi rằng liệu cách gọi khách hàng là thượng đế có đúng không.







Chúng ta cần khách hàng vì khách hàng là người trả tiền cho doanh
nghiệp, với chi tiêu của họ chúng ta có thu nhập để nuôi sống bản thân
và trả lương cho nhân viên... Do vậy chúng ta phụ thuộc vào họ. Nhưng
trong "trăm người bán vạn người mua" chúng ta có quyền chọn lựa khách
hàng và chỉ phục vụ khách hàng trên tiêu chuẩn của ta chứ không phải
muốn gì được nấy.



Để rõ hơn, sau đây là những lý do không nên coi khách hàng là thượng đế:



1. Khách hàng là người bình thường: Khách hàng cũng là con người
bình thường, họ có cả những tính xấu và tính tốt, và cho dù có là người
tốt đến mấy thì họ cũng không đủ bản lĩnh của Thượng Đế.



2. Khách hàng có người tốt, người không tốt: Là con người chúng
ta đi khi có người tốt, người không tốt, có lúc tốt lúc không tốt nên
khi trở nên có quá nhiều quyền lực phần lớn sẽ chưa biết cách sử dụng nó
hợp lý dẫn đến sự kiêu căng hoặc đòi hỏi thái quá.



3. Nếu chiều chuộng quá, tính xấu sẽ nổi lên: Chúng ta cũng biết
một đứa trẻ nếu được chiều quá sẽ sinh hư, người lớn cũng phần lớn như
vậy. Bạn muốn bán hàng nhưng liệu bạn có chịu bán thân nếu khách hàng
yêu cầu không?



4. Quá chiều khách hàng họ sẽ đánh giá thấp món hàng: Thường khi
chúng ta mang lại quá nhiều giá trị gia tăng họ sẽ quên đi giá trị sản
phẩm và sẽ không còn đánh giá cao sản phẩm của bạn nữa, họ nghĩ rằng có
lẽ sản phẩm của bạn chưa đủ tốt nên mới phải làm như vậy và dễ đi tìm
nơi khác để thử trải nghiệm.



5. Quá tập trung vào khách hàng quên mất gia đình: Cho dù họ là
người có trả tiền cho bạn nhưng đừng quên rằng mục đích kiếm tiền của
bạn là nuôi sống gia đình để có những thời khắc đẹp đẽ với con cái do
vậy hãy cho phép mình được quyền từ chối khách hàng trong một số trường
hợp.



Vậy coi khách hàng là thế nào?



1. Chọn lọc những khách hàng phù hợp: Bạn đừng kỳ vọng sẽ làm hài
lòng được tất cả mọi người. Thực tế không ai có thể làm được như vậy.
Do vậy bạn hãy chọn cho mình những khách hàng tốt nhất. Hãy đặt những
tiêu chuẩn khắt khe về việc chọn lựa khách hàng.



2. Coi khách hàng là bạn: Có lẽ tình bạn là thứ bền vững, người
ta có thể tha thứ cho nhau, thông cảm cho nhau, khích lệ và chia sẻ với
nhau. Coi khách hàng là bạn là quý trọng khách hàng, muốn mang thứ tốt
cho khách hàng cũng như cho mình. Nhưng cư xử với họ có chừng mực và có
nguyên tắc. Dù có quý khách hàng, dù ta có cần tiền của họ nhưng tiền đó
là sự trao đổi qua lại chứ không phải lấy không của họ. Coi khách hàng
là bạn có nghĩa là đặt ưu tiên cho khách hàng dưới mức ưu tiên cho gia
đình.



Tuy nhiên để có được bạn tốt chúng ta cũng cần chọn lựa cẩn thận.





Trên đây là những suy nghĩ của mình, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn.

Wednesday, April 23, 2014

5 xu hướng truyền thông xã hội năm 2014

5 xu hướng truyền thông xã hội năm 2014



Việc hiểu rõ các xu hướng trong lĩnh vực truyền thông xã hội sẽ giúp
doanh nghiệp xây dựng chiến lược tốt hơn, ứng dụng những phương pháp
hiệu quả nhất và chọn đúng chỗ để đầu tư nhân sự cũng như nguồn lực tài
chính.







Đây là 5 xu hướng truyền thông xã hội mọi doanh nghiệp cần quan tâm trong năm 2014 và vài năm tới:



1. Đa dạng hóa



Có thể bạn đã đọc được ở đâu đó về chuyện Facebook thay đổi thuật toán
của họ. Nếu bạn đang điều hành một fanpage kinh doanh hay quảng bá
thương hiệu, thì một nghiên cứu đã chỉ ra, chỉ có 6% những người theo
dõi trang web xem được các post bạn đưa lên. Các chuyên gia cho biết,
con số này sẽ còn tiếp tục lao dốc, thậm chí xuống tới mức 1%.



Facebook thay đổi thuật toán nhằm tăng lợi nhuận quảng cáo. Và việc này
làm lộ ra điểm yếu tiềm tàng trong các chiến lược tiếp thị mạng xã hội
của nhiều doanh nghiệp: việc quá lệ thuộc vào một nền tảng truyền thông
duy nhất sẽ đẩy bạn vào tình huống phải phó mặc mình cho sự thay đổi
ngẫu hứng của nó. Bất kể việc nền tảng này sẽ tiêu vong hay đơn giản chỉ
là thay đổi các quy tắc, việc "đặt trứng vào một rổ" sẽ khiến bạn phải
trả giá đắt.



2. Chú ý hơn tới Google+




Các doanh nghiệp nên dành sự chú ý đặc biệt cho Google+. Trang này đã và
đang đóng vai trò quan trọng hơn trong hệ thống thuật toán xếp hạng kết
quả tìm kiếm của Google. Xu hướng này sẽ tiếp tục trong thời gian tới.



Trước sự ngạc nhiên của rất nhiều người trong lĩnh vực SEO (Tối ưu hóa
công cụ tìm kiếm), chuyên gia Matt Cutts của Google khẳng định, Facebook
và Twitter không có tác dụng gì cho việc thăng bậc của website thông
qua các thủ thuật SEO, do các trang này hạn chế Google tiếp cận và thu
thập dữ liệu. Do đó Google sẽ sử dụng dữ liệu từ trang nhà Google+ để
góp phần vào việc xếp hạng kết quả tìm kiếm.



Google+ cũng là cách tốt nhất để truy cập vào Google Authorship (công cụ
xác lập quyền tác giả của Google), đây là công cụ đóng vai trò rất lớn
trong SEO.



Google Authorship giúp các cỗ máy tìm kiếm xác định nội dung của bạn,
quy nội dung đó về với đúng tác giả thực sự và xây dựng một danh mục hồ
sơ cho từng tác giả gọi là Author Rank (thứ hạng tác giả) – một thuật
toán tính điểm dựa trên lịch sử xuất bản hay đưa ra ý kiến chuyên môn
của người đó.



Trong hầu hết các trường hợp, hình ảnh tác giả xuất hiện bên cạnh nội
dung của họ trong các kết quả tìm kiếm sẽ làm tăng tính minh bạch và tỷ
lệ người xem.



3. Sự cộng hưởng của truyền thông xã hội, SEO và nội dung sáng tạo



Các chuyên gia tiếp thị trực tuyến đã quên đi quan điểm: truyền thông xã
hội, SEO và tiếp thị nội dung là những hoạt động độc lập. Tiếp thị
truyền thông xã hội quyết định tới việc nội dung sẽ được xem và chia sẻ
như thế nào.



Nội dung và tiếp thị có mối liên hệ trực tiếp với hoạt động SEO – đặc
biệt là khi Google cập nhật thuật toán mới nhất. Bạn cần nghĩ về ba “cột
trụ” trong việc tiếp thị trực tuyến: SEO, nội dung và truyền thông mạng
xã hội. Đó sẽ là một hệ thống hoạt động đồng bộ để tăng tính minh bạch,
gây dựng thương hiệu và cuối cùng là kiếm được nhiều khách hàng và tăng
doanh thu.



4. Nội dung tác động đến thị giác sẽ thắng thế



Ước tính khoảng 63% mạng truyền thông xã hội có tích hợp hình ảnh. Hình
ảnh đóng vai trò ngày càng quan trọng trên các trang mạng xã hội phục vụ
kinh doanh. Một nghiên cứu cho thấy, 29% người dùng của Pinterest đã
mua một sản phẩm sau khi hình ảnh của nó được đăng tải.



Các video cũng phổ biến hơn bao giờ hết, với sự góp mặt của các mạng như
Vine và Instagram. Infographic là một công cụ quảng cáo khác đem lại
hiệu quả cho các doanh nghiệp có quá nhiều dữ liệu và muốn lồng ghép
những câu chuyện vào những dữ liệu đó.



Không phải mạng xã hội nào cũng tốt, hãy dành thời gian để tìm cách kể
câu chuyện của doanh nghiệp một cách sống động và thử nghiệm nó dưới các
dạng thức khác nhau. Việc này sẽ thổi một làn gió mới vào chiến lược
tiếp thị mạng xã hội của bạn.



5. Truyền thông xã hội là công cụ xây dựng thương hiệu



Nên dùng các kênh truyền thông xã hội như công cụ để xây dựng thương
hiệu. Hãy xây dựng thương hiệu của bạn trên bất cứ mạng xã hội nào giúp
cải thiện SEO và doanh thu.



Những gì bạn thể hiện trên các trang mạng xã hội của bạn có phù hợp với
tiêu chí chung của thương hiệu? Bạn có thường xuyên chọn đăng các trạng
thái (status) có thông điệp cần thiết và phù hợp với thương hiệu bạn
đang gầy dựng? Năm nay, bạn nên tập trung vào việc xây dựng thương hiệu
thông qua các tương tác trên mạng xã hội.



Một bài học rút ra từ sự phát triển của mạng xã hội: Ai có phương thức
tiếp cận linh hoạt và tập trung nhất sẽ đạt tỷ lệ hoàn vốn cao nhất. Bạn
hãy dành thời gian để hiểu các xu hướng chung và tập trung vào các mục
tiêu trọng yếu, và bắt tay vào thử nghiệm ngay những chiến lược cụ thể.



Mạng xã hội đang phát triển rất nhanh chóng, vì thế, chiến lược tiếp thị
truyền thông của bạn trên nền tảng này không thể dậm chân tại chỗ. Thay
vào đó, bạn cần thường xuyên đánh giá lại các mục tiêu kinh doanh, các
chiến dịch truyền thông xã hội, các kết quả đặt ra và điều chỉnh lại
chiến lược của bạn một năm một lần, hoặc mỗi quý một lần nếu có điều
kiện.



Theo Trần Đắc Luân

Doanhnhansaigon.vn/Entrepreneur 

Wednesday, March 12, 2014

Khách hàng của tôi đi đâu?

Khách hàng của tôi đi đâu?



Gần đây mình được một số người bán hàng chia sẻ rằng dạo này khách hàng
đi đâu mà họ bán được ít hàng. Mình cũng suy nghĩ nhiều và đã tìm hiểu
điều này. Tình cờ nhớ đến cửa hàng trước đây mình hay mua, nhưng gần đây
vài lần đến họ thường ít mở cửa và sau vài lần đến không mua được thì
mình không đến nữa vì nghĩ rằng nếu đến lại không mở cửa thì mất công
nên mình tìm đến cửa hàng khác.







Bán hàng online cũng vậy, khi bạn nhiệt tình với khách hàng, nhất quán
và liên tục trả lời ngay khi có trả lời, thường xuyên online vào những
giờ nhất định hoặc định kỳ mỗi ngày một vài lần trả lời các quan tâm của
khách hàng thì khách hàng sẽ tin tưởng, và họ biết rằng họ không cần
phải đi đâu khác.



Bạn có thấy rằng bạn bị ít khách đi không? Bạn có thấy rằng mình ít dành
thời gian cho khách hàng của mình mà thay vào đó để chém gió về những
vấn đề ít liên quan trên Facebook?



Bạn có kinh nghiệm về việc giảm khách khi không mở cửa hàng thường xuyên không?



Xin hãy cùng chia sẻ kinh nghiệm ở đây nhé. 

Monday, February 10, 2014

Giải thích một cách dễ hiểu Bitcoin là gì

Giải thích một cách dễ hiểu Bitcoin là gì



Trước đây con người không đủ sự tin tưởng để cùng tin cái vỏ sò trị giá
một con bò, nên cần đến các chính phủ để cùng tin rằng một mẩu giấy hoặc
polyme có giá trị bằng 3 con gà.



Nhưng nhờ có Internet và thuật toán của một người/nhóm người tự nhận là
Satoshi Nakamoto đã giải quyết được vấn đề lòng tin. Bây giờ chúng ta
không cần phải tin chiếc vỏ sò trị giá bằng một con bò hay mẩu giấy trị
giá một con gà nữa. Chúng ta cũng chẳng cần trung gian là một ngân hàng
để chuyển giá trị cho nhau nếu ở xa.







Nhờ công nghệ của bitcoin bạn bán cho tôi con gà, tôi chỉ cần chuyển bạn
một con số tương ứng với số bitcoin. Và khi cần mua một bản nhạc bạn
lại gửi số bitcoin cho nhạc sỹ. Tất cả là trực tiếp qua mạng. Thông tin
không đi chỉ từ người gửi đến người nhận mà lan truyền khắp mạng lưới
bitcoin để đảm bảo không ai trong chúng ta có thể giả mạo hoặc tiêu
nhiều hơn giá trị mà chúng ta đang có.



Bitcoin không tự động được chia đều cho mọi người mà nó sẽ sinh ra bằng
cách gọi là đào bitcoin. Đây là cách nói hình tượng giống như chúng ta
đào vàng. Thực chất công việc đào bitcoin là chạy những chương trình máy
tính trên những máy tính mạnh hoặc chuyên biệt nhằm giúp mạng lưới
bitcoin xác thực các giao dịch và chống giả mạo. Khi thực hiện những
công việc này tức là người đào phải bỏ công và đầu tư máy móc thì đổi
lại hệ thống trả họ tiền công là những bitcoin.



Để khuyến khích người đào tham gia xác thực ban đầu những người đào
bitcoin được trả công nhiều, và càng lâu giá trị bitcoin càng lớn thì số
bitcoin dùng để trả công được giảm đi, đến thời điểm năm 2140 thì
bitcoin sẽ không được sinh thêm cho đến khi đủ con số xấp xỉ 21 triệu
bitcoin. Sau đó người đào chỉ được trả công bằng tiền phí xác thực giao
dịch.



Giao dịch bằng bitcoin là điều tương đối khó hiểu nhưng nó lại là điều
thú vị đến kỳ diệu của bitcoin. Mỗi người sử dụng bitcoin có ít nhất
thông tin gọi là địa chỉ và chìa khoá. Địa chỉ là dùng để nhận tiền, còn
chìa khoá là để bạn tiêu tiền của mình. Chìa khóa ở đây có thể hiểu là
cái ví của bạn. Cả địa chỉ và chìa khoá chỉ đơn giản là một dãy ký tự.
Khi bạn gửi cho người bạn một số tiền với bitcoin bạn sẽ ghi vào cuốn sổ
cái chung của bitcoin số tiền mà bạn gửi và địa chỉ của người nhận.
Thông tin này tự động đồng bộ đến tất cả các máy tính trong mạng lưới
bitcoin. Tuy nhiên bitcoin sử dụng kỹ thuật chữ ký số trong mã hoá công
khai nên chỉ có người nhận mới có thể kiểm tra được thông tin (số tiền)
gửi đến cho mình. Ngoài ra bitcoin còn sử dụng một cơ chế xác thực rất
tinh vi để tránh hiện tượng tiêu quá số tiền của mình.



Cái hay của người thiết kế bitcoin là tạo ra một hệ thống tự động, không
có máy chủ, mỗi người tham gia mạng lưới bitcoin đều tham gia vận hành
nó và mang thêm giá trị cho nó. Càng có nhiều người sử dụng, giao dịch,
xác thực... thì giá trị của hệ thống càng tăng. Mà số lượng bitcoin là
hữu hạn nên giá trị của mỗi bitcoin sẽ càng ngày càng tăng.



Bitcoin ra đời thách thức quyền lực của các chính phủ, quyền lợi của
giới ngân hàng nên chúng ta thấy đâu đó người ta chỉ trích bitcoin hoặc
ngăn cấm nó. Tuy nhiên như đã nói trên bản chất của bitcoin là hoạt động
một cách tự động, không có ai có thể kiểm soát nó (kể cả tác giả) mà do
toàn bộ người dùng duy trì nên bitcoin chỉ không hoạt động khi không có
ai sử dụng nó hoặc ngắt kết nối của tất cả mọi người một cách hoàn
toàn. Những điều kiện này là gần như không thể, do vậy nói có thể cấm
bitcoin là điều bất khả thi.



Nhiều người nghi ngại rằng bitcoin thuận lợi cho giới tội phạm, nhưng
cách nghĩ này có lẽ hơi hạn hẹp vì chúng ta ai cũng biết con dao có thể
là công cụ giết người nhưng con dao là dụng cụ thiết yếu của cuộc sống
hàng ngày, và bitcoin cũng vậy. Bitcoin được thiết kế nhằm đáp ứng nhu
cầu trao đổi giá trị không giới hạn biên giới, và chống nguy cơ lạm phát
và lợi ích của nó lớn hơn nhiều tác hại. Vấn đề tội phạm là công việc
của công an, không thể lấy cớ khó khăn cho việc điều tra mà cấm bitcoin,
cấm bitcoin cũng giống như cấm ô tô, cấm xe máy, cấm dùng dao...



Tuy giao dịch qua bitcoin không lưu thông tin cá nhân mà chỉ là các
thông tin địa chỉ, nhưng mọi giao dịch trên hệ thống bitcoin đều được
lưu trữ một cách công khai trên tất cả các máy tính tham gia nên nói
bitcoin là công cụ của giới tội phạm là không hoàn toàn đúng. Bitcoin
quá hay và không nên là thứ đặc quyền mà chúng ta chỉ dành cho giới tội
phạm được, bitcoin nên là công cụ mà mọi người đều có thể sử dụng

Thursday, January 9, 2014

7 dấu hiệu 'kỳ quặc' của một doanh nhân giỏi

7 dấu hiệu 'kỳ quặc' của một doanh nhân giỏi

Sáng tạo, say mê ... luôn là bí quyết của thành công.



Hầu hết các bài báo viết về tố chất để trở thành doanh đều suy ra từ những người thành công trong những doanh nghiệp lớn như với các tính cách như kiên trì, có khả năng thuyết phục, tinh thần kỷ luật hay có đạo đức nghề nghiệp …

Nhưng trong suốt 25 năm, tôi đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng sự thành công đáng kinh ngạc không phải nhờ những tính cách mà xã hội xem là chuẩn mực đó. Những người như John D. Rockefeller, Henry Ford và Oprah Winfrey đâu có thành công nhờ những lời khuyên đấy.

Thế nên, đừng tin những gì người khác nói về bạn, hoặc áp đặt cho bạn. Có thể những nhược điểm mà bạn nghĩ bạn không bước chân được lên con đường kinh doanh lại chính là tố chất để trở thành một doanh nhân thành đạt. Dưới đây là 7 dấu hiệu mà nhiều người xem là “tệ”, nhưng lại cho thấy bạn có thể trở thành một nhà kinh doanh giỏi

1. Không hài lòng với thực tại – Bạn không phải tuýp người bằng lòng với những gì đã có, thích ngồi yên một chỗ hay người khác bảo gì thì làm đấy. Bạn luôn muốn đổi mới, và đưa ra các ý kiến đóng góp cá nhân của mình kể cả khi không được yêu cầu.

2. Dễ chán nản - Bạn tự thấy mình dễ nản, và người khác nhìn bạn như có vấn đề. Nhưng chẳng có vấn đề gì cả. Chẳng qua bạn chán những việc không xứng tầm với khả năng của mình, hay không đủ thách thức. Đấy là lý do tại sao bạn ghét các tiết học ở trường. Thử nghĩ về Bill Gates, bỏ trường đại học để trở thành người đàn ông giàu nhất thế giới.

3. Bị sa thải – Đôi lúc bạn đóng góp nhiều ý kiến sáng tạo nhưng vấp phải sự phản đối, vì thực tế bạn đang làm việc cho người khác hơn là bản thân, và hậu quả của việc “lắm chuyện “ đó có thể là bị sa thải. Ngạn ngữ nói rằng "Cây cao thì dễ gặp gió lớn" là vì vậy. Bạn không muốn chỉ là một bánh răng nhỏ, mà muốn tạo ra một thứ truyền cảm hứng cho người khác và người khác có thể đóng góp cho nó. Nhưng mà liều lĩnh cũng là bí quyết để thành công như Richard Branson, hay Mark Cuban

4. Nổi loạn – Vĩ đại thường không đi kèm với sự tuân thủ. Bạn không nghĩ chính sách, luật pháp, quy định là áp dụng cho bạn. Bạn được xem như người nổi loạn, phá luật, sẵn sàng thách thức tất cả. Một doanh nhân giỏi là người sẵn sàng thách thức với những gì được coi là "chân lý".

5. Không có khiếu nói chuyện phiếm - Bạn cảm thấy không thoải mái khi nói chuyện phiếm với người khác. Kiểu xây dựng quan hệ xã hội thế này khiến bạn không thoải mái, và cảm thấy lãng phí thời gian. Có thể khi trở thành một doanh nhân rồi, bạn vẫn không thích, nhưng lúc đó, vì công việc, vì mục tiêu khác lớn hơn mà những sở thích kiểu này có thể tạm gác sang một bên.

6. Bị bắt nạt – Khi còn là đứa trẻ, hay ở tuổi teen, bạn có thể bị chỉ trích, chê bai, thậm chí bị bắt nạt. Chính điều này khiến bạn có mong muốn được thể hiện mình, để chứng minh tầm quan trọng của bạn với thế giới, "rồi một ngày nào đó, cả thế giới sẽ biết ta là ai".

7. Ám ảnh – Bạn thường xuyên vì ám ảnh bởi các ý tưởng, hoặc việc gì đó, thậm chí đó là một việc điên rồ. Khi bắt tay vào làm là bạn bị cuốn theo. Thậm chí, đêm ngủ còn mơ về việc đó. Đừng nghe ai nói bạn có vấn đề về thần kinh. Tất cả những doanh nhân giỏi đều say sưa với công việc và ý tưởng như vậy. Howard Schultz say mê với Starbucks thậm chí khi cả gia đình thuyết phục ông từ bỏ. Niềm say mê vẫn là yếu tố quan trọng nhất đem lại sự thành công của một doanh nhân.

Hải Thanh
Theo Trí Thức Trẻ/Entrepreneur

Tuesday, January 7, 2014

Hiểu rõ hơn về Bitcoin. Tại sao Bitcoin không phải là "tiền ảo"

Hiểu rõ hơn về Bitcoin. Tại sao Bitcoin không phải là "tiền ảo"

 Bitcoin là một loại tiền tệ cũng giống như đồng đô la (dollar) hay đồng Việt Nam, đồng Yen, đồng Euro cũng là một loại tiền tệ; bitcoin cho tới giờ phút này có thể được gọi là ĐỒNG TIỀN của Internet, hoặc chúng ta cũng có thể gọi bitcoin là “tiền điện tử” cho nhanh và tiện, thậm chí tôi có thể nói một cách ngắn gọn hơn nữa: “Bitcoin là tiền.”



Bitcoin là gì?

Tôi thấy có nhiều người gọi Bitcoin là “tiền ảo” và hoàn toàn không đồng ý cách gọi này chút nào, bởi vì tôi nghĩ cách gọi này rất dễ gây hiểu lầm và phản cảm cho những người chưa biết gì về bitcoin, bởi vì chữ “ảo” nó hàm ý một cái gì đó không có thực, không có giá trị; và tôi biết không có gì xa sự thật hơn điều này.Tiền ảo là một loại tiền thường thấy được sử dụng trong game, do một công ty game nào đó kiểm soát, cách tạo ra nó và cách nó vận hành hoàn toàn không hề giống với Bitcoin. Với lại, bạn đã từng thấy ai mua Lamborghini bằng tiền ảo bao giờ chưa? Nếu Bitcoin là tiền ảo thì chẳng lẽ tiệm bán xe Lamborghini đó ngu khi nhận bitcoins à? Lamborghini chỉ là một ví dụ trong số hàng chục ngàn ví dụ khác, và con số đó càng ngày càng tăng lên.

Bạn có biết? Chỉ có 8% tài sản tiền bạc trên toàn thế giới này là tiền mặt. 92% còn lại chỉ là những con số trên máy tính? Nói về “tiền ảo” đi.

“Giá trị” luôn là một khái niệm có tính chủ quan (subjective): nó có thể có giá trị đối với người này, nhưng lại không với người khác, nhiều ít khác nhau, tùy thời điểm và địa điểm khác nhau. Đừng quên rằng giá trị của bất cứ thứ gì còn được quyết định bởi quy luật cung cầu.

Chẳng hạn như khi chúng ta mua một món hàng thì chúng ta luôn xem món hàng đó có giá trị hơn số tiền chúng ta sẽ bỏ ra để đổi lấy, nhưng người bán thì ngược lại, họ xem số tiền đó có giá trị hơn món hàng họ bán ra, nếu không có điều kiện này thì sẽ không bao giờ có mua bán và nếu cả hai cùng tình nguyện mua bán thì cả hai sẽ đều cảm thấy lợi.

Bitcoin khác biệt ở chỗ nó không được tạo ra bởi bất cứ một quốc gia hay nhà nước nào, mà được tạo ra từ một mạng lưới kết nối các máy tính khắp thế giới, thuật ngữ trong tiếng Anh gọi là ‘decentralized‘ (tính từ): trong đó ‘centralize’ (đt) là tập trung (vào trung ương), ‘de’ là một tiền tố mang nghĩa ‘tháo gỡ’, ‘phân tách’ (vd như: decay, decline, decode, debug, decrease, deduct, depress), và ‘ed’ biến nó thành tính từ; nên tôi tạm dịch chữ ‘decentralized’ sang tiếng Việt là ‘phân trung’.

Ai tạo ra Bitcoin? Sơ lược về lịch sử của Bitcoin

Bitcoin được tạo ra bởi một người (hoặc một nhóm người) vì không muốn tiết lộ danh tính nên đã lấy biệt danh là Satoshi Nakamoto. Từ trước đến nay đã có nhiều phỏng đoán về Satoshi là ai nhưng phỏng đoán vẫn chỉ là phỏng đoán, và chúng ta vẫn chưa biết được Satoshi thật sự là ai vì tất cả những người bị “tình nghi” đều lên tiếng từ chối không phải là mình.

Tháng 11 năm 2008, Satoshi tung ra một bài viết, một bản thiết kế, một đề trình giới thiệu Bitcoin đến thế giới, bản tiếng Anh có thể được đọc ở đây (http://bitcoin.org/bitcoin.pdf) , đã có người dịch bài viết này ra tiếng Việt nhưng tôi thấy bài dịch có vẻ hơi phức tạp (và có một số chỗ dịch chưa đúng ý) so với một người đọc bình thường. Đó cũng là lý do tại sao tôi đã lập ra trang này, cộng thêm một lý do khác nữa đó là vì đọc được những bài báo, bài viết bằng tiếng Việt khác trên mạng tôi đều thấy rằng đa số các tác giả của những bài viết đó có lẽ như không hề có một chút hiểu biết sâu sắc nào về Bitcoin, cũng như về kinh tế, lẫn chính trị, có lẽ như là họ chưa bao giờ bỏ ra hơn một ngày để nghiên cứu tường tận về nó trước khi viết bài, dẫn tới những góc nhìn rất hạn hẹp.

Cho tới ngày 21 tháng 5 năm 2010 thì transaction (một sự giao dịch, mua bán, trao đổi) thực tế đầu tiên trong lịch sử của Bitcoin mới xảy ra khi Laszlo Hanyecz, một lập trình viên đang sống tại Florida, gửi 10000 BTC (bitcoin) cho một tình nguyện viên đặt mua dùm anh một ổ bánh pizza. (Tỉ giá BTC/USD chi tiết có thể được xem ở bitcoinwisdom.com)



Bitcoin hoạt động như thế nào?

Bitcoin hoạt động dựa vào những thuật toán mật mã cao cấp (SHA-256 hash). Protocol (nền tảng, cấu trúc, kiến trúc) của bitcoin có mã nguồn mở (open source), điều này có nghĩa là tất cả những ai biết về lập trình đều có thể kiểm tra qua mã nguồn này, nhưng không thể thay đổi được nó. Bitcoin protocol chỉ có thể được thay đổi hay nâng cấp thông qua số đông. Trước bất kì một sự thay đổi, nâng cấp nào thì các developers (những người phát triển (lập trình viên)) đều phải đưa ra những thông báo trước trên forum chính và nếu được sự ủng hộ của đa số thì sự thay đổi đó sẽ được xúc tiến.

Một mặt, bitcoin là một đơn vị tiền tệ; mặt khác, Bitcoin còn là một mạng lưới phân bố, phân trung, ngang hàng (peer to peer) chuyển giao tiền tệ. Có nghĩa là bạn có thể gửi bitcoin TRỰC TIẾP cho một người khác mà không cần qua một trung gian nào, bất kể thời gian, bất chấp không gian, với một lệ phí cực kì thấp, gần như bằng 0, hoặc thậm chí bằng 0. Hãy nghĩ về điều này một chút. Đây quả thật là một cuộc cách mạng chưa từng thấy xảy ra trong lịch sử loài người. Satoshi giải được bài toán mà từ trước đến nay người ta vẫn cho là không thể giải được – đó là bài toán về lòng tin – bằng cách đưa ra sáng kiến về block chain (tôi sẽ nói về chi tiết này sau).

Bởi vì khi đã có một trung gian đứng giữa, bạn phải tin họ. Làm sao có thể biết chắc được rằng họ sẽ không lừa bạn? Không bao giờ biết được, và không phải lúc nào lòng tin của bạn cũng đặt đúng chỗ. Làm sao để một Việt kiều có thể gửi tiền về cho thân nhân ở Việt Nam vào một ngày cuối tuần khi các dịch vụ gửi tiền không mở cửa với lệ phí gần như bằng 0 bất chấp số tiền muốn gửi là vài trăm đô cho tới vài chục ngàn đô hay hơn nữa? Thậm chí 150 TRIỆU ĐÔ (phí tổn: zero!)[Tham khảo] Tôi nghĩ có lẽ đây là một sự di chuyển tài sản vĩ đại nhất đã từng xảy ra trên trái đất. Ngày xưa người ta di chuyển vàng bạc châu báu, thì khỏi phải nói ai cũng biết là cần rất nhiều chi phí cho một sự vận chuyển như vậy: thuê xe, tàu, ngựa, lính gác, vệ sĩ… chưa kể đến thời gian phải tốn của cuộc vận chuyển đó trong khi với Bitcoin thì chỉ mất khoảng 60 phút (trung bình một confirmation (sự xác nhận hợp lệ của một transaction) của bitcoin mất khoảng 10 phút, số tiền càng lớn thì cần phải có nhiều confirmations để chắc chắn hơn, một khi đã có khoảng 6 confirmations trở lên thì có thể nói chắc chắn 100% số tiền đã gửi đó đã an toàn (KHÔNG THỂ hack được) và không thể nào bị đảo ngược lại được.)

Blocks và Block Chain

Block Chain là một chuỗi liên kết các Blocks (khối) lại, giống như chuỗi hạt là một chuỗi liên kết các hạt lại. Mỗi một block có nhiệm vụ lưu giữ lại những transactions gần nhất (mà chưa được lưu lại ở những blocks trước đó). Tưởng tượng như Block Chain là một quyển sổ cái, sổ kế toán công cộng khổng lồ ghi lại tất cả giao dịch, trong đó mỗi trang trong quyển sổ đó là một Block, trang này đầy thì sẽ ghi sang trang mới; quyển sổ này có một đặc điểm là có số trang vô hạn. Một khi thông tin về transactions đã được ghi lại thì sẽ không bao giờ có thể bị thay đổi hay xóa đi. Ngoài những transactions gần nhất, mỗi block còn chứa thông tin liên kết tới block trước nó. Và nó còn chứa một đáp án cho một bài toán rất khó giải. Đáp án này là khác nhau cho mỗi block. Nếu đáp án không đúng thì block đó không có hiệu lực và không được lưu lại trong block chain.

Bitcoin được tạo ra như thế nào?

Giả sử như chúng ta ví dụ 1 bitcoin bằng một ounce vàng (gần một lượng (8.3 chỉ), ounce là đơn vị đo độ nặng của vàng của người Tây), thì cứ khoảng mỗi 10 phút thì sẽ có một số lượng bitcoin (vàng) “đào” lên được. Con số này hiện nay là 25, vì đã giảm đi phân nửa sau mỗi 4 năm so với con số ban đầu là 50. Và cho tới năm 2140, sẽ có tổng cộng tất cả là 21 triệu bitcoins. Nói cách khác, sau khi 21 triệu bitcoins đã đào lên hết vào năm 2140, sẽ không còn bitcoins để đào nữa.



1 bitcoin có thể phân chia ra được 100 000 000 lần. Đơn vị nhỏ nhất không thể chia nhỏ hơn nữa được gọi là Satoshi, nhân danh người đã sáng tạo ra Bitcoin. Vậy là 1 bitcoin = 100 000 000 (một trăm triệu) Satoshis. Hay 1 Satoshi = 0.000 000 01 Bitcoin.

Một sai lầm trong tâm lý nhiều người là hiện tại họ thấy giá 1 bitcoin mắc quá nên nghĩ là mình không có khả năng mua. Thật ra thì nếu bạn không thể mua được 1 bitcoin thì bạn vẫn có thể mua 0.5, 0.1, 0.01 bitcoin… Nhưng có lẽ nhiều người sẽ không vượt qua được cái rào cản tâm lý đó là không thể chịu được cái cảm giác sở hữu một phần nhỏ của một cái gì đó, mặc dù là đối với những con số tiền bạc lạnh lùng thì nó chẳng có gì khác biệt: nếu 1 bitcoin bằng 1000 đô thì 0.1 bitcoin bằng 100 đô, không hơn không kém.

Hoặc nếu bạn thấy nó mắc quá thì cũng có thể xem qua Litecoin, bạn đồng hành với Bitcoin, giá vẫn còn đang rất thấp so với tiềm năng. Nếu Bitcoin là vàng thì Litecoin là bạc, có thể nói chung là như vậy.

Tại sao Bitcoin lại có giá trị? Giá trị đích thực của Bitcoin là gì?

Nhiều người lầm tưởng rằng giá trị của Bitcoin được tính bằng số tiền bạn có thể đổi ra được từ nó, hay nói cách khác là giá một bitcoin quy ra fiat currencies (USD, Yen, Pounds, Euro, VN Đồng…) Thật sự thì đó không phải là giá trị đích thực của Bitcoin, nó chỉ là một mức giá, một hệ quả có được từ quy luật cung cầu. Vậy thì giá trị THẬT SỰ của Bitcoin nằm ở đâu? Xin trả lời, giá trị thật sự của nó nằm ở cái mạng lưới, cái network, nơi mà khi bạn muốn tham gia vào thì bạn phải có những đồng xu bitcoins. Tưởng tượng những đồng xu này giống như cổ phiếu của một công ty start-up (chỉ có điều là ở đây không có công ty nào), khi càng nhiều người muốn mua cổ phiếu đó thì tất nhiên giá cổ phiếu phải tăng. Giá trị của nó nằm trong sự hữu dụng, tiện lợi, an toàn, bảo mật trong việc thanh toán, mua bán. Không một nhà bank, nhà nước, công ty nào can thiệp, một ý tưởng thiên tài đã trở thành sự thật lần đầu tiên trong lịch sử loài người.

Anonymity – Bitcoin cho bạn sự riêng tư

Người dùng Bitcoin không cần phải đăng ký tài khoản, không cần nhà bank, không cần thẻ tín dụng, không cần email, không cần phải có user-name hay passwords, không cần biết tên tuổi, địa chỉ, giới tính, quốc tịch, màu da, đẳng cấp, tầng lớp, trình độ… để nhận hay gửi bitcoins. Số bitcoins bạn có được chỉ đơn giản nằm trong một hay nhiều địa chỉ mà bạn có. Và số bitcoins đó thuộc về người nào đang giữ cái private key (nằm trong file wallet.dat), và chỉ khi có được cái private key đó thì mới có thể gửi bitcoin được, vì nếu không có private key thì sẽ không “ký tên” (sign) được. Khi bạn gửi bitcoins cho một người thì họ chỉ biết được số bitcoin đó là từ bạn gửi, nhưng không thể biết được ai là người đã sở hữu số bitcoins đó trước bạn.

Người ta có thể biết được số bitcoin đang có trong một địa chỉ chứ không thể biết được đích danh AI đang sở hữu địa chỉ đó. Vì thế nên ví dụ như bạn có 1 tỷ tiền bitcoins, bạn sẽ không gôm hết vào một địa chỉ duy nhất, mà phải chia ra làm nhiều địa chỉ khác nhau. Vì số tiền càng lớn thì sẽ càng bị mạng lưới chú ý theo dõi, và sự thật là như vậy.

Ai? Công ty nào điều hành Bitcoin?

Không một ai hay công ty nào điều hành Bitcoin. Bitcoin được vận hành bởi tất cả những người dùng Bitcoin, những người đang sử dụng Bitcoin Client.

Bitcoin Client là gì?

Bitcon clients là những phần mềm, chương trình chạy Bitcoin, hay còn có một tên gọi thông thường khác là Wallet. Có nhiều loại clients khác nhau được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Chẳng hạn như:


  • Bitcoin-QT Client (Download tại bitcoin.org/): Chương trình nguyên thủy được lập trình bởi Satoshi Nakamoto, người khai sinh ra Bitcoin. Phù hợp với những người đam mê, các thợ đào, developers, lập trình viên, doanh nghiệp.
  • MultiBit Client (Download tại multibit.org/): Nhanh gọn nhẹ trung bình, phù hợp với người dùng trung bình.
  • Electrum Client (Download tại electrum.org/): Nhanh gọn nhẹ nhất. Có thể phù hợp cho tất cả.


Bitcoin được “đào” (mine) như thế nào?

Cơ bản thì việc đào bitcoins là một quá trình cùng nhau thi đua của các “thợ đào” (miners) đề tìm ra đáp án, đáp số để giải một bài toán rất khó. Độ khó của bài toán này được tự động chỉnh sửa sao cho trung bình cứ khoảng mỗi 10 phút thì sẽ có một thợ đào (hoặc một nhóm hợp lại) rải rác khắp thế giới giải được một block.

Bài toán này có thể hiểu nôm ta tương tự như vé số, mua càng nhiều số thì cơ may trúng càng cao, công việc của những cỗ máy đào bitcoins là cố gắng tìm ra được con số trúng đó bằng cách... đoán mò, generate ra hàng tỉ tỉ "vé số" một giây, không phải chỉ một người mà là cả MẠNG LƯỚI các thợ đào cùng nhau hợp lại làm công việc này, nhắc lại là trung bình cứ khoảng mỗi 10 phút thì sẽ có một người hoặc một nhóm người tìm ra được con số trúng. Có lẽ ai cũng biết, có được con số trúng thì khó chứ "dò số" vì phải tốn thời gian, công sức, năng lượng, kiểm tra lại xem nó có đúng không thì rất dễ dàng.

Vì công nghệ và kĩ thuật càng ngày càng tiến bộ nên các máy tính của các thợ đào cũng càng ngày càng nhanh và mạnh dẫn tới độ khó sẽ càng ngày càng gia tăng. Bạn có biết, sức tính (computing power) của mạng lưới Bitcoin hiện nay đã mạnh hơn gấp 256 lần 500 cái Top Siêu Máy Tính trên thế giới CỘNG LẠI!

Như đã đề cập ở bài trước, khi mỗi một block được giải thì những người tìm ra được lời giải đó sẽ được “thưởng” một số bitcoin, giống như việc một người bỗng dưng tìm ra được một cục vàng chôn dưới gốc cây sau nhà. Bitcoin không phải từ không khí mà ra như tiền giấy (fiat currency) của bất cứ chính phủ nào trên thế giới. Cần phải tốn năng lượng và thời gian để vận hành những cổ máy tính đào bitcoin đó. Cũng giống như cần phải hao tốn tài nguyên để đào vàng lên từ lòng đất.

Nhiều người sẽ bảo rằng nếu mà như vậy thì Bitcoin quả thật là một sự phí phạm điện năng khủng khiếp. Tôi sẽ đưa ra hai phản biện như sau:

1. "Ngành công nghiệp" đào bitcoins là một thị trường có tính cạnh tranh rất gắt gao chứ không phải chuyện giỡn chơi mà cái máy tính hiện tại ở nhà bạn có thể tham gia vào được. Cần phải có một sự đầu tư lớn để tạo ra những "cánh đồng" (farm) computers khủng. Ngoài những cỗ máy khủng đó ra thì chi phí lớn nhất chính là tiền điện. Vì thế nên ở nơi nào, đất nước nào có điện rẻ thì hoạt động ở đó sẽ có lợi hơn. Chẳng hạn như Iceland là một đất nước có tiền điện phải nói là rẻ hơn rất nhiều so với những nước khác trên thế giới, vì cung cầu, vì những công nghệ trong renewable energy (năng lượng sạch, có thể tái chế, sử dụng lại), vì điện khó vận chuyển, phí phạm khi vận chuyển, khó tồn trữ...

Kỹ thuật càng ngày càng tiên tiến dẫn đến những cỗ máy đào bitcoins sẽ càng ngày càng mạnh hơn và tiêu tốn năng lượng ít hơn. Cộng thêm việc người ta có thể tận dụng hơi nóng, nhiệt tỏa ra từ những cỗ máy để dùng vào những ứng dụng khác. Điện khi đó không hoàn toàn bị lãng phí, nó vừa tạo ra được bitcoins, vừa tạo ra được nhiệt: 1000 Watts điện sẽ sản sinh ra được 1000 Watts nhiệt. Định luật bảo toàn năng lượng phát biểu rằng năng lượng không bao giờ mất đi, nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác. Vấn đề là bạn có biết tận dụng sự chuyển đổi đó hay không thôi.

2. Bác bỏ Bitcoins chỉ vì lý do nó tốn điện mà không cân nhắc qua những lợi ích của nó thì quả thật là thiếu sót, phiến diện và ấu trĩ. Bạn phải tiếp tục đặt ra những câu hỏi như: Liệu Bitcoin sẽ giúp được gì cho sự phát triển của kinh tế hay không khi nó mở ra được những giao dịch mới, phương thức thanh toán mới...? Liệu nó có làm tăng tốc sự phát triển trong công nghệ kĩ thuật, trong công nghệ điện sạch... Nói rằng Bitcoin phí điện cũng giống như nói rằng việc tạo ra những cối xay gió để tạo ra điện có hại cho môi trường vì để tạo ra thép cũng phải tiêu tốn năng lượng.

Tại sao chỉ có 21 triệu bitcoins tất cả?

Cũng như vàng có giới hạn thì bitcoins cũng có giới hạn. Chính cái giới hạn này tạo ra một sự khan hiếm, tạo ra một giá trị cho bitcoins, bởi vì thường thì cái gì hiếm đều quý. Chính vì bitcoins có giới hạn nên điều này tạo ra một hiệu ứng ít thấy, đó là giảm phát (deflation) (thay vì lạm phát (inflation): một sự lạm dụng phát hành tiền tệ). Một trong những lý luận thường được đưa ra để bác bỏ bitcoin là: Nếu có giảm phát, dẫn đến đồng tiền bitcoins càng ngày càng TĂNG giá, thì người ta sẽ cứ tích trữ bitcoin, dẫn tới kinh tế bị trì trệ không phát triển vì không ai còn mua gì nữa. Tuy nhiên lập luận này không chính xác. Tôi có thể phản biện lại như sau:

Laptop càng ngày càng nhanh hơn, rẻ hơn. Nếu theo lập luận này thì sẽ không còn ai mua laptop nữa vì cùng với một số tiền đó mỗi năm người ta sẽ mua được một cái máy nhanh hơn, xịn hơn. Nhưng thực tế thì sao, thực tế thì khi nào CẦN là người ta sẽ mua, chứ không phải là vì tiền của người ta càng ngày càng có giá trị (vì mua được máy tốt hơn) (tăng giá) mà người ta sẽ không bao giờ mua.

Một ví dụ khác là chuyện mua Lamborghini bằng bitcoins đã đề cập ở đầu bài. Bitcoin càng tăng giá thì người ta sẽ càng muốn tiêu số bitcoin người ta có được. Bởi vì sao, bởi vì khi bạn mua một món hàng gì đó là lúc đó bạn đang CHỐT LỜI, nếu bạn cứ giữ mãi bitcoin trong người thì biết đâu được 1 ngày nào đó nó rớt giá thì sao? Bitcoin chính là liều thuốc giải cho căn bệnh thích tiêu thụ, hưởng thụ, ăn sài (consumerism) (với số tiền mình không có) có thể thấy đang lan tràn tới tuyệt vong trên thế giới ngày nay.

Sớm hay muộn gì thì bạn cũng sẽ nhận ra được sự thật về Bitcoin

Tại sao tôi lại quan tâm tới Bitcoin nhiều như vậy? Mục đích của tôi khi đến với Bitcoin là gì? Những ai nghĩ rằng là để đầu tư kiếm lời, để làm giàu thì hoàn toàn sai lầm. Mục đích thật sự của tôi khi đến với Bitcoin là vì tôi muốn đầu tư cho đường dài, cho tương lai năm mười năm nữa chứ không phải đầu tư kiểu chụp giựt. Tất nhiên cũng có không ít những người đến với Bitcoin chỉ với mục đích này, muốn làm giàu cho nhanh, bỏ một lời hai trong vài ngày… Thành công thì ít, loạn lên thì nhiều; càng loạn lên thì càng đưa ra những quyết định sai lầm.

Đầu tư luôn là một trò chơi may rủi ít nhiều không riêng gì Bitcoin và nhất là trong thời điểm biến loạn bùng nổ này của nó, có lẽ vài năm nữa lúc đó nó mới bắt đầu ổn định. Nếu bạn đang có ý định tham gia vào cuộc cách mạng này, chỉ nên nhớ một điều là đừng bỏ ra đầu tư một số tiền mà bạn không thể mất, không sẵn sàng để mất, có mất cũng không sao, hay nói cho rõ hơn là đừng có dại mà bán nhà để mà mua hết, chuyện này có lẽ ai cũng biết rồi nhưng nhắc lại vẫn không thừa.Một điều khác cần nhớ nữa đó là đừng tham gia vào Bitcoin nếu bạn không thật sự hiểu về nó, mà chỉ muốn kiếm chút cháo khi thấy báo chí đưa tin giá nó tăng vọt khiến lòng tham nổi lên.

Bitcoin không được phát minh ra để giúp bạn trở thành tỷ phú, nếu có mơ thì đừng có mơ nữa. Thời của những tỷ phú có lẽ đã qua rồi. Bitcoin được phát minh ra là để cải tạo thế giới, nghe có vẻ vĩ đại quá nhưng sự thật là vậy, bạn sẽ nhận ra được chuyện này, sớm hay muộn thôi, sớm thì mừng cho bạn, còn muộn thì ráng chịu đi, đừng nói là chưa có ai nói cho bạn biết.

Bitcoin không dành cho những trái tim yếu đuối; Bitcoin không dành cho những người thiếu hiểu biết. Giá trị đích thực của Bitcoin không nằm ở cái giá của nó, mà ở những khả năng, tiềm năng của nó. Nhiều người thiếu hiểu biết cứ nhìn vào cái giá của nó rồi bảo là ôi bong bóng, ôi tiền ảo, ôi vớ vẩn… Chính những người này sẽ là những người bị bỏ lại sau cùng. Chúng ta đã bị bỏ lại cả đời nay rồi, và cơ hội thì ngàn năm mới có một, nhiều khi nghĩa đen.

Liệu chính quyền các nước sẽ can thiệp vào Bitcoin không?

Câu trả lời là rất có thể, bởi vì một khi Bitcoin càng ngày càng được nhiều người đón nhận, càng ngày càng trở nên giống tiền thật sự hơn thì khi đó sẽ là một mối đe dọa tới quyền lực các nhà nước đang nắm trong tay. Bởi vì người nào nắm trong tay quyền lực về tiền bạc thì người đó nắm trong tay quyền lực về tất cả mọi thứ khác:

“Đưa cho tôi quyền điều khiển tiền tệ của một đất nước, và tôi sẽ không cần biết ai là người làm ra luật lệ của đất nước đó.”
(Một câu nói nổi tiếng của Mayer Amschel Bauer Rothschild)

Bitcoin được Satoshi thiết kế ra hoàn toàn loại bỏ đi yếu tố này, không ai có thể điều khiển nó, bao gồm luôn cả chính Satoshi. Tiền giờ đây không còn nằm trong vòng tay kiểm soát của chính phủ nữa, mà đã có thể trở về tay của từng người, từng cá nhân. Tuy nhiên tư tưởng của đa số mọi người hiện nay họ đều nghĩ rằng vai trò của nhà nước là cần thiết, sự hiện diện của nhà nước là để bảo vệ họ, giúp đỡ họ… Vì thế nên các nhà nước cũng hoàn toàn có thể tự tạo ra một loại “tiền mã” (cryptocurrency) gần giống như Bitcoin, chỉ khác một số điểm chẳng hạn như HỌ sẽ là người trực tiếp kiểm soát, quản lý, HỌ sẽ là người có quyền thay đổi những thông số bất cứ khi nào họ muốn…. Và nhiều người vì vẫn còn tin vào nhà nước, tin vào chính phủ của họ cũng sẽ sẵn sàng chấp nhận sử dụng đồng tiền được chính phủ bảo kê này. Đây chính là vấn đề; vấn đề không phải là Bitcoin có tốt cho chúng ta hay không (vì câu hỏi này chỉ có một câu trả lời), mà vấn đề chính là tư tưởng của chúng ta có hiểu được Bitcoin để chấp nhận nó hay không, có hiểu được những gì đang xảy ra trên thế giới này hay không, có hiểu được những chuyện căn bản về kinh tế, chính trị hay không… Đó chính là nhiệm vụ cốt lõi của những người làm giáo dục tại Viện Ludwig von Mises.

Để tìm hiểu về Bitcoin thì cần thời gian nhiều hơn một ngày hay một bài viết. Hồ đồ là những người chỉ mới nghe sơ qua về chuyện này mà đã vội phán xét (dựa trên những thành kiến, kiến thức của họ). Có lẽ bài này đã khá dài nên tôi sẽ để dành những gì chưa nói tới trong những bài tiếp theo. Để tóm lại tôi chỉ muốn nói: Bitcoin chính là tương lai của nhân loại. Chuyến đò vẫn chưa khởi hành và nó chỉ mới bắt đầu khởi động cái động cơ đầu tiên mà thôi.

Tác giả: Nguyễn Hoàng Huy​
Nguồn: Tinh tế

Bitcoin một loại tiền mới cho giao dịch qua mạng

Bitcoin một loại tiền mới cho giao dịch qua mạng

Bitcoin (ký hiệu: BTC) là một loại tiền tệ kỹ thuật số phân cấp dựa trên một mã nguồn mở, giao thức internet ngang hàng.[8] Nó được giới thiệu bởi một nhà phát triển tên là Satoshi Nakamoto trong năm 2009.[6]

Trên bình diện quốc tế, bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng máy tính cá nhân thông qua một tập tin ví hoặc một trang web mà không cần một tổ chức tài chính trung gian nào.[9] Trong thương mại, 1 Bitcoin được chia thành 100 triệu đơn vị nhỏ hơn gọi là satoshis, được xác định bởi tám chữ số thập phân.[2]

Bitcoin có cách hoạt động khác hẳn so với loại tiền tệ điển hình: không có một ngân hàng trung ương nào quản lý và nó chỉ dựa trên mạng ngang hàng thuộc internet. Sự cung ứng tiền là tự động, hạn chế, phân chia và có dự kiến, và chúng được cấp cho các máy chủ hoặc "Bitcoin miners" nhằm xác minh giao dịch Bitcoin và ghi chúng vào tệp lưu trữ nhật ký giao dịch cứ 10 phút một. Đăng nhập được mã hóa bởi chữ ký số ECDSA và được xác nhận bởi chuỗi các quá trình xử lý brute force các hàm băm SHA256 biến đổi một cách phức tạp bởi "bitcoin miners." Phí giao dịch có thể áp dụng cho giao dịch mới tùy thuộc vào sự giới hạn trên các nguồn tài nguyên của mạng. Cứ 10 phút hoặc một "block" (gói) của nhật ký giao dịch được gán cho một lượng tiền cung ứng. Số tiền cho mỗi gói phụ thuộc vào thời gian hoạt động của mạng lưới. Hiện tại, 25 bitcoin được cấp phát cho mỗi 10 phút - block. Nó sẽ giảm một nửa còn 12,5 BTC trong năm 2017 và tiếp tục giảm một nửa cho 4 năm tiếp sau cho đến khi có 21 triệu bitcoin lưu hành trên thị trường trực tuyến vào năm 2140.[6][10]

Bitcoin là loại tiền thay thế được sử dụng rộng rãi nhất trong thương mại điện tử.[1][11] Đến tháng 11 năm 2013, lượng tiền cơ sở của bitcoin được định giá khoảng 7 tỷ USD.[12][13] Những biến động lớn trong giá trị tương ứng với đồng USD của một Bitcoin đã gợi lên những lời chỉ trích về tính phù hợp kinh tế của Bitcoin như là loại tiền tệ.[14]

Giao dịch

Tích hợp sẵn trong giao thức Bitcoin là lịch sử giao dịch. Tất cả giao dịch mua bán đều được cập nhật trên hệ thống lưu trữ máy tính ngang hàng, được gọi là blockchain - thứ ghi lại số dư của mỗi tài khoản và ghi lại lược sử tất cả tài khoản tham gia giao dịch trước đó.

Ví Bitcoin

Bất kỳ ai sở hữu Bitcoin đều được gán ít nhất một địa chỉ Bitcoin, nơi lưu trữ và ghi nhận trọng "ví". Ví có địa chỉ công khai và địa chỉ riêng tư. Bất kỳ ai cũng có thể gửi Bitcoin đến một chiếc ví bằng địa chỉ công khai, còn địa chỉ riêng tư phải được nhập khi chủ Ví muốn gửi Bitcoin đi. Bảo vệ địa chỉ riêng tư của Ví là rất quan trọng để không bị mất Bitcoin. Ví cho phép người dùng hoàn tất thanh toán giữa các địa chỉ khác nhau bằng cách cập nhập vào blockchain. Ví có rất nhiều dạng: ứng dụng cho thiết bị di động và máy tính, thiết bị phần cứng, và token giấy. Khi thực hiện giao dịch bằng thiết bị di động, người dùng có thể sử dụng mã QR để đơn giản hoá việc quy trình.

Thanh toán

Phí thanh toán bằng Bitcoin rẻ hơn rất nhiều so với thanh toán thẻ tín dụng và chuyển khoản. Chí phí gửi tiền qua Bitcoin thường không phụ thuộc số lượng gửi, giúp cho Bitcoin trở nên rất hấp dẫn với những người muốn gửi tiền số lượng lớn. Ví dụ: lượng Bitcoin trị giá hàng triệu USD có thể gửi đi bất kỳ đâu trên thế giới chỉ với vài cent.

Tính bảo mật

Mặc dù Bitcoin sử dụng các phương pháp mã hoá, việc đó không giúp gì cho việc bảo vệ danh tính cá nhân vì tất cả giao dịch đều được công khai trên blockchain. Tuy nhiên rất khó để xác định địa chỉ Bitcoin nào gắn với người nào. Hiện tại các sàn giao dịch Bitcoin đều bắt buộc phải ghi lại danh tính khách hàng để tránh rửa tiền.

Lịch sử

Bitcoin lần đầu được nhắc đến vào năm 2008 trong một bài đăng về giao thức thanh toán ngang hàng của nhân vật ẩn danh Satoshi Nakamoto.[15] Nó bắt đầu đi vào sử dụng từ 2009.

Năm 2011, giá trị của đồng Bitcoin tăng từ $0.30 lên $32, trước khi rớt trở lại $2.

Bitcoin bắt đầu thu hút dư luận từ 2012, khi có rất nhiều bài báo nhắc đến nó. Năm 2013, một số dịch vụ lớn như OKCupid, Baidu, Reddit, Humble Bundle, Foodler và Gyft bắt đầu sử dụng nó. Tại Canada đã có máy ATM mua bán Bitcoin đầu tiên trên thế giới.

Kinh tế

Hiện tại Bitcoin đang được xem như Vàng 2.0 vì có những tính chất sau của tiền tệ: Đáng giá, lưu thông, dự trữ, thanh toán.

Ngoài ra, khác với những đồng tiền được ban hành bởi chính phủ, Bitcoin có thêm những ưu điểm sau:


  • Không có ngân hàng trung ương: Tránh được tình trạng lạm phát khi ngân hàng trung ương in tiền cho các tổ chức tài chính và các tập đoàn vay khi làm ăn thua lỗ.
  • Không cần giao dịch qua kênh trung gian: Giảm thiểu chi phí ngân hàng và các kênh tài chính trung gian.
  • Không dễ kiếm ra Bitcoin, nhưng có thể "khai thác" được mỏ Bitcoin - đặc tính quan trọng của vàng.
  • Đơn vị tiền tệ có thể chia nhỏ ra tới mức gần như vô hạn, giúp cho việc thanh toán chính xác rất dễ dàng.
  • Ít nguy hiểm cho các cửa hàng chấp nhận giao dịch Bitcoin hơn vì giao dịch không thể bị quay ngược.
  • Bảo vệ môi trường khi không phải in giấy, polymer hay dùng hoá chất khai thác vàng. Hệ thống máy tính phục vụ cho việc xử lý giao dịch Bitcoin tốn ít điện hơn hệ thống tài chính hiện tại.


Đầu tư Bitcoin

Bitcoin thường được giao dịch như một dạng đầu tư. Có một số quỹ đầu tư đã quan tâm đến Bitcoin. Điển hình là Quỹ Peter Thiel đã đổ 3 triệu USD, và anh em nhà Winklevoss đã đầu tư 1.5 triệu USD. Sàn ETF Bitcoin cũng sắp được mở. Sàn giao dịch máy khai thác mỏ Bitcoin lớn nhất hiện nay là CEX.io đang khai thác phương tiện tài chính cao cấp này.

Việc đầu tư Bitcoin, cũng như cách kênh vàng hay ngoại tệ, chứa đựng nguy cơ rủi ro và những lo ngại về một loại bong bóng tài chính [16] trong lĩnh vực tiền tệ trên internet.

Tính hợp pháp

Vì tính chất ẩn danh trong giao dịch, Bitcoin được tội phạm mạng quan tâm. Tuy nhiên, cũng giống như các loại tiền tệ khác, Bitcoin cũng như vàng hay tiền mặt, đều được dùng như vật trung gian để rửa tiền.

Trong phiên điều trần trước Thượng Viện Mỹ về Bitcoin ngày 18 tháng 11 năm 2013, FinCen đã nói rằng: Tiền mặt vẫn là công cụ rửa tiền chính.

Trong cùng ngày, Ben Bernanke đã nêu ra quan điểm rằng giữ Bitcoin về lâu dài mang lại nhiều hứa hẹn: http://www.businessinsider.com/ben-b...itcoin-2013-11

Phần lớn các agencies trong chính phủ Mỹ đã tán thành việc sử dụng Bitcoin. Đơn cử FEC muốn chấp nhận donation qua Bitcoin: http://www.washingtonpost.com/politi...d81_story.html

Tham khảo

^ a b Ron Dorit; Adi Shamir. “Quantitative Analysis of the Full Bitcoin Transaction Graph”. Cryptology ePrint Archive. tr. 17. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2012.
^ a b “Cracking the Bitcoin: Digging Into a $131M USD Virtual Currency”. Daily Tech. 12 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2012.
^ Original BTC symbol, still used by most Bitcoin websites in their "favicon" and logos. Examples: Bitcoin.org, Bitcoin-Qt application icon, Bitcoin Charts, Bitcoin Watch, MtGox (PC graphic)
^ Matonis, Jon (22 tháng 1 năm 2013). “Bitcoin Casinos Release 2012 Earnings”. Forbes. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2013. “Responsible for more than 50% of daily network volume on the Bitcoin blockchain, SatoshiDice reported first year earnings from wagering at an impressive ฿33,310.”
^ “Ƀ – Universal Bitcoin Logo”. Ecogex. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2013.
^ a b c Nakamoto, Satoshi (24 tháng 5 năm 2009). “Bitcoin: A Peer-to-Peer Electronic Cash System”. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2012.
^ “Bitter to Better — How to Make Bitcoin a Better Currency”. University of California. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2013.
^ Thorsteinson, Katherine (8 tháng 1 năm 2013). “Bitcoins: A Decentralized Digital Currency”. Arbitrage Magazine. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2013. “Can you imagine a totally decentralised digital currency? Welcome to the world of Bitcoins. In the spirit of anonymity upheld by this new currency, its 2009 invention has been attributed to the pseudonym Satoshi Nakamoto. But to whom this might be or to how many people this may include is entirely unknown.”
^ Hough, Jack (3 tháng 6 năm 2011). “The Currency That's Up 200,000%”. SmartMoney (Dow Jones & Company). Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2013.
^ Wallace, Benjamin (23 tháng 11 năm 2011). “The Rise and Fall of Bitcoin”. Wired. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2012.
^ “Bitcoin Value”. Bloomberg. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2013.
^ “Market Capitalization”. Blockchain.info. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2012.
^ “Mt.Gox data”. Bitcoincharts.
^ Krugman, Paul. “Golden Cyberfetters”. New York Times. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2013.
^ “Bên trong nơi làm ra Bitcoin lớn nhất Hong Kong”. vnexpress.net. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2013.
^ Cuong Chu. “Cẩn thận với bong bóng Bitcoin”. BitcoinViet.com. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2013.

Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Bitcoin