Tuesday, May 13, 2014

Thông tin: Mục lục các bài đáng chú ý về kinh nghiệm kinh doanh

Thông tin: Mục lục các bài đáng chú ý về kinh nghiệm kinh doanh



Xin cập nhật topic mục lục để các bạn theo dõi. Các bạn cũng có thể đóng
góp để mục lục được luôn cập nhật với những nội dung hay.



1. Làm thế nào để bắt đầu



2. Những cách thu hút khách hàng

3. Dịch vụ khách hàng

4. Sử dụng các công cụ được tích hợp ở Lamchame.com cho kinh doanh

5. Vấn đề ship hàng

6. Chia sẻ kinh nghiệm về các lĩnh vực kinh doanh

7. Marketing và xây dựng thương hiệu

8. Bảo vệ công việc kinh doanh

9. Những vấn đề khác

10. Nhật ký kinh doanh

11. Những câu chuyện về thành công

Đừng gọi khách hàng là Thượng Đế

Đừng gọi khách hàng là Thượng Đế



Chúng ta thường quen với câu nói "Khách hàng là thượng đế", nhưng gần đây có sự kiện về nữ khách hàng của siêu thị Kidsplaza khiến không ít người trong chúng ta tự đặt cho mình câu hỏi rằng liệu cách gọi khách hàng là thượng đế có đúng không.







Chúng ta cần khách hàng vì khách hàng là người trả tiền cho doanh
nghiệp, với chi tiêu của họ chúng ta có thu nhập để nuôi sống bản thân
và trả lương cho nhân viên... Do vậy chúng ta phụ thuộc vào họ. Nhưng
trong "trăm người bán vạn người mua" chúng ta có quyền chọn lựa khách
hàng và chỉ phục vụ khách hàng trên tiêu chuẩn của ta chứ không phải
muốn gì được nấy.



Để rõ hơn, sau đây là những lý do không nên coi khách hàng là thượng đế:



1. Khách hàng là người bình thường: Khách hàng cũng là con người
bình thường, họ có cả những tính xấu và tính tốt, và cho dù có là người
tốt đến mấy thì họ cũng không đủ bản lĩnh của Thượng Đế.



2. Khách hàng có người tốt, người không tốt: Là con người chúng
ta đi khi có người tốt, người không tốt, có lúc tốt lúc không tốt nên
khi trở nên có quá nhiều quyền lực phần lớn sẽ chưa biết cách sử dụng nó
hợp lý dẫn đến sự kiêu căng hoặc đòi hỏi thái quá.



3. Nếu chiều chuộng quá, tính xấu sẽ nổi lên: Chúng ta cũng biết
một đứa trẻ nếu được chiều quá sẽ sinh hư, người lớn cũng phần lớn như
vậy. Bạn muốn bán hàng nhưng liệu bạn có chịu bán thân nếu khách hàng
yêu cầu không?



4. Quá chiều khách hàng họ sẽ đánh giá thấp món hàng: Thường khi
chúng ta mang lại quá nhiều giá trị gia tăng họ sẽ quên đi giá trị sản
phẩm và sẽ không còn đánh giá cao sản phẩm của bạn nữa, họ nghĩ rằng có
lẽ sản phẩm của bạn chưa đủ tốt nên mới phải làm như vậy và dễ đi tìm
nơi khác để thử trải nghiệm.



5. Quá tập trung vào khách hàng quên mất gia đình: Cho dù họ là
người có trả tiền cho bạn nhưng đừng quên rằng mục đích kiếm tiền của
bạn là nuôi sống gia đình để có những thời khắc đẹp đẽ với con cái do
vậy hãy cho phép mình được quyền từ chối khách hàng trong một số trường
hợp.



Vậy coi khách hàng là thế nào?



1. Chọn lọc những khách hàng phù hợp: Bạn đừng kỳ vọng sẽ làm hài
lòng được tất cả mọi người. Thực tế không ai có thể làm được như vậy.
Do vậy bạn hãy chọn cho mình những khách hàng tốt nhất. Hãy đặt những
tiêu chuẩn khắt khe về việc chọn lựa khách hàng.



2. Coi khách hàng là bạn: Có lẽ tình bạn là thứ bền vững, người
ta có thể tha thứ cho nhau, thông cảm cho nhau, khích lệ và chia sẻ với
nhau. Coi khách hàng là bạn là quý trọng khách hàng, muốn mang thứ tốt
cho khách hàng cũng như cho mình. Nhưng cư xử với họ có chừng mực và có
nguyên tắc. Dù có quý khách hàng, dù ta có cần tiền của họ nhưng tiền đó
là sự trao đổi qua lại chứ không phải lấy không của họ. Coi khách hàng
là bạn có nghĩa là đặt ưu tiên cho khách hàng dưới mức ưu tiên cho gia
đình.



Tuy nhiên để có được bạn tốt chúng ta cũng cần chọn lựa cẩn thận.





Trên đây là những suy nghĩ của mình, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn.