Saturday, July 27, 2013

Bạn chọn sống hạnh phúc hay sống ý nghĩa?

Bạn chọn sống hạnh phúc hay sống ý nghĩa?

BẠN CÓ THỂ SẼ PHẢI LỰA CHỌN ĐỂ SỐNG HẠNH PHÚC HAY Ý NGHĨA

Theo các nhà tâm lý học nghiên cứu thì rõ ràng có 2 con đường riêng biệt để có được cuộc sống tốt đẹp.

Một bài báo sắp ra mắt được viết bởi Roy Baumeister, Kathleen Vohs, Jennifer Aaker, and Emily Garbinsky trên Tạp chí tâm lý học tích cực phân tích sự khác nhau giữa cuộc sống hạnh phúc và cuộc sống có ý nghĩa. Và đây là các lý thuyết:

Cảm nhận được sự hạnh phúc và tìm ra ý nghĩa của cuộc sống về cơ bản sẽ có những điểm chung, tuy nhiên, những điểm khác biệt giữa chúng lại rất quan trọng. Một cuộc khảo sát trên diện rộng cho thấy nhiều dự đoán khác nhau về hạnh phúc (kiểm soát phần ý nghĩa) và ý nghĩa (kiểm soát phần hạnh phúc). Thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của con người đồng nghĩa với việc tăng chỉ số HẠNH PHÚC, nhưng rõ ràng là không liên quan đến chỉ số Ý NGHĨA. HẠNH PHÚC có xu hướng tức thời, còn Ý NGHĨA lại là sự ràng buộc giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Ví dụ, nghĩ về tương lai và quá khứ thì có liên quan đến chỉ số Ý NGHĨA hơn là HẠNH PHÚC. HẠNH PHÚC thường có ở kẻ nhận hơn là người cho, trong khi Ý NGHĨA thì hướng tới việc trở thành người cho hơn là kẻ nhận. Cấp độ cao hơn của sự lo lắng, căng thẳng, băn khoăn thì có liên quan đến chỉ số Ý NGHĨA hơn là HẠNH PHÚC. Quan tâm tới bản ngã và thể hiện cái tôi góp phần làm nên Ý NGHĨA chứ không phải HẠNH PHÚC.

Nói một cách ngắn gọn, để có cuộc sống Ý NGHĨA, bạn phải có động cơ lớn hơn.

Nghiên cứu này dựa trên kết quả khảo sát từ 397 người trưởng thành bao gồm nghiên cứu quá khứ, tìm ra những người có thể cảm nhận cả hạnh phúc và ý nghĩa - thực ra là 2 cảm giác này củng cố lẫn nhau - nhưng ở khía cạnh nào đó bạn vẫn phải chọn.

Các tác giả hi vọng rằng bạn sẽ chọn Ý NGHĨA:

Dữ liệu giúp chúng tôi xây dựng bức chân dung thống kê của cuộc sống Ý NGHĨA nhưng có chút liên quan tới chỉ số HẠNH PHÚC. Chỉ số này này nhận được ít sự quan tâm, thậm chí là ít hơn cả mong đợi. Nhưng những người chấp nhận hi sinh niềm vui cá nhân để tham gia đóng góp cho xã hội thì những đóng góp ấy rất đáng giá. Trau dồi và động viên những con người đó vượt qua bất hạnh có thể là mục tiêu giá trị cho nghiên cứu tâm lý học tích cực.

Bài báo có đoạn: "Con người có thể giống nhiều loài sinh vật khác đi tìm kiếm HẠNH PHÚC, nhưng tìm kiếm Ý NGHĨA mới là điểm khác biệt và làm chúng ta trở thành CON NGƯỜI"

Trước đó chúng tôi đã từng thảo luận về 1 bài viết của Giáo sư Aaker tốt nghiệp trường Kinh doanh Stanford về lợi ích tâm lý của sự sợ hãi.


Nguồn: Business Insider, Lamchame.com

No comments:

Post a Comment