Wednesday, August 5, 2015

12 bước từ nhân viên thành doanh nhân


Nếu bạn khao khát làm nhưng điều mình thích, bạn thích những công việc có tính thách thức, và cảm thấy chán ghét với những việc lặp đi lặp lại thì hãy tham khảo những hướng dẫn sau để chuyển từ nhân viên trở thành doanh nhân nhé.


1. Xác định rõ bạn muốn làm gì

Nếu bạn có những niềm đam mê thì đây có lẽ là một dấu hiệu chứng tỏ bạn có tố chất làm doanh nhân. Tuy nhiên tố chất thôi còn chưa đủ, bạn cần dành thời gian suy nghĩ xem bạn thực sự muốn bắt tay vào làm gì và làm sao theo đuổi được đam mê của mình một cách dài hạn.

2. Suy tính về khả năng đón nhận của thị trường

Đôi khi chúng ta đam mê những thứ mà chỉ có một mình mình thích. Như vậy không làm bạn thành công với vai trò của một doanh nhân. Để thành công trên cương vị một doanh nhân thì làm sao đam mê của bạn phải mang lại giải pháp cho những người khác mà những người đó có thể sẵn sàng chi trả cho bạn.

3. Phỏng vấn khách hàng lý tưởng

Thật may mắn là nhờ có mạng Internet mà bạn dễ dàng khảo sát về những ý tưởng của mình với nhu cầu của khách hàng, và diễn đàn LÀM CHA MẸ là một nơi lý tưởng để bạn thực hiện những việc khảo sát đó.

Bạn có thể bắt đầu bằng việc dành thời gian tìm hiểu các topic về những khó khăn của các thành viên trên diễn đàn. Thông thường phụ nữ thường dễ nói ra những khó khăn của họ một cách thật lòng qua việc chia sẻ với các thành viên khác hơn là trả lời cho những bảng khảo sát.

Tiếp theo, bạn có thể tạo tài khoản và phỏng vấn trực tiếp họ trong những topic chia sẻ của họ, rất có thể chính những thành viên diễn đàn này sẽ giúp bạn nảy ra những ý tưởng phù hợp cho họ.

Cuối cùng, bạn có thể lập topic bán hàng để thử nghiệm ý tưởng của mình, lắng nghe phản hồi của khách hàng và kết thân với họ.

4. Chuẩn bị phương án kinh doanh

Đừng lãng phí thời gian cho việc lập kế hoạch kinh doanh theo kiểu lê thê bài bản. Những cái đó hiếm khi phù hợp với thực tế. Thay vào đó bạn có thể nghiên cứu những cải tiến và xác định một vài thế mạnh, xác định những cách để bạn có thể thu được lợi nhuận, tính toán khả năng mở rộng, chuẩn bị những phương án để có thể thuê thêm nhân công,...

Nhiều người lầm tưởng kinh doanh là phải quảng cáo rầm rộ, sự thực không hẳn thế. Hiểu khó khăn của thị trường và có được giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề còn quan trọng hơn rất nhiều.

Có quá nhiều người làm về quảng cáo nên bạn có đầy các cách để quảng bá, nên việc đó không cần phải vội vã.

5. Xây dựng ý tưởng kinh doanh trên quy mô nhỏ

Những người làm việc ở công ty lớn thường có suy nghĩ muốn làm thật quy củ và bài bản khi khởi nghiệp, nào là kế hoạch kinh doanh, dự toán doanh thu... Nhưng vì ý tưởng của bạn có thể còn mới chưa phù hợp với thị trường và còn cần điều chỉnh nên thay vì làm thật bài bản với quy mô chuyên nghiệp thì hãy thử nghiệm ý tưởng kinh doanh của mình trên quy mô nhỏ, rồi sau đó quan sát và cải tiến dần lên.

6. Đánh giá thông tin phản hồi và điều chỉnh

Vận hành hoạt động quy mô nhỏ sẽ giúp bạn xác định phần nào trong ý tưởng của bạn đáng giá và phần nào cần điều chỉnh. Hãy tiếp nhận phản hồi của khách hàng một cách nghiêm túc và tiến hành những thay đổi cần thiết trước khi bắt đầu mở rộng quy mô.

7. Xây dựng nhân sự nòng cốt

Nếu ý tưởng của bạn thành công trong quy mô nhỏ và bạn cảm thấy tự tin thì hãy tìm kiếm những nhân sự nòng cốt cho công ty của mình. Bạn có thể chọn những đồng nghiệp có kinh nghiệm, hoặc chính những thành viên trên diễn đàn, là những người có cùng đam mê với bạn.

8. Huy động vốn

Có nhiều cách để huy động vốn nếu hình thức kinh doanh của bạn đã được thử nghiệm và chứng tỏ tiềm năng. Khi bạn tự tin với tiềm năng và mô hình kinh doanh đã được thử nghiệm thì bạn sẽ dễ dàng hơn khi quyết định huy động vốn.

9. Xác định cơ cấu pháp lý

Sau khi chuẩn bị và thực hành kinh doanh trên quy mô nhỏ đã mang lại thành công và hứa hẹn nhất định thì đó là đến lúc bạn nên dành thời gian xác định cơ cấu cho doanh nghiệp của mình. Hãy dành thời gian để tìm hiểu về luật nhất là bạn có chung phần với những người khác để cùng kinh doanh.

10. Rời bỏ công việc hiện tại

Thường khi công việc kinh doanh tiến triển tốt đẹp thì việc rời bỏ công việc cũ không còn là điều khó khăn khi quyết định. Tuy nhiên, trước khi nghỉ việc bạn nên dành thời gian chuẩn bị trước. Theo luật lao động thì bạn cần phải báo trước để công ty cũ chuẩn bị nhân sự thay thế và bàn giao công việc lại cho đồng nghiệp mới.

11. Thiết lập ngân sách hoạt động

Thường tỷ lệ công ty khởi nghiệp bị phá sản khá cao cho nên chuẩn bị ngân sách dự phòng tốt là một trong những việc làm quan trọng. Tốt nhất bạn nên có dự trữ nguồn kinh phí để hoạt động ít nhất 3 tháng trong trường hợp khó khăn không có doanh thu.

12. Mở rộng quy mô kinh doanh tùy theo kế hoạch tiếp thị

Cuối cùng, tất cả những gì bạn cần làm là thực hiện theo kế hoạch mà mình đã đặt ra. Tất nhiên, kế hoạch đó có thể thay đổi khi bạn gặp phải những trở ngại và vượt qua chúng.

Khó khăn không hề giảm bớt khi bạn đã thành lập được doanh nghiệp mà thậm chí còn có thể khó khăn hơn, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong các giai đoạn tiếp theo của việc kinh doanh nên chuẩn bị tinh thần tốt, sắp xếp công việc gia đình để làm sao cho cân bằng cũng là một việc quan trọng.

Và cuối cùng bạn nên luôn ghi nhớ câu "hành sự tại nhân và thành sự tại thiên" để tập trung cố gắng, đừng lãng phí thời gian cho những thói mê tín, thờ cúng mất thì giờ. Nếu không may thất bại thì hãy coi đó là bài học để tiếp tục đứng dậy và thử lại lần nữa.

Có rất nhiều kinh nghiệm hay, những lời khuyên bổ ích tại mục Kinh nghiệm kinh doanh tại diễn đàn LÀM CHA MẸ những điều này có thể giúp bạn mỗi ngày. Nếu gặp khó khăn hoặc có giải pháp cho vấn đề của người khác hãy tích cực chia sẻ vì điều đó cũng làm tăng bản lĩnh và kinh nghiệm cho bạn.

Nguồn: 

12 bước từ nhân viên thành doanh nhân

No comments:

Post a Comment