Tuesday, August 6, 2013

Làm thế nào tăng giá mà không gây sốc?

Làm thế nào tăng giá mà không gây sốc?

Thời gian gần đây kinh tế suy thoái, lạm phát gia tăng khiến rất nhiều doanh nghiệp phải phá sản. Trong khi các mẹ ở Lamchame.com kinh doanh tay trái là chính thì khi chi phí đầu vào gia tăng đã làm nhiều người không tiếp tục kinh doanh được nữa vì đã không thể thuyết phục được khách hàng vì phải tăng giá bán.

Bài viết này không khuyên các bạn tăng giá bán để kiếm lời nhanh vì cách đó không bền vững, nhưng nó lại giúp các bạn biết cách tăng giá sao cho khách hàng khỏi sốc để tiếp tục duy trì kinh doanh và phục vụ khách hàng. Nên nhớ rằng quy luật thị trường tuy vô hình nhưng nếu không biết nó chúng ta sẽ thất bại một cách nhanh chóng.



1. Khi bạn bán hàng tức là bạn cung cấp giá trị

Dù bạn có cung cấp dịch vụ hay sản phẩm thì nên nhớ rằng bạn đang mang lại những giá trị cho khách hàng và việc mua bán thực chất là việc trao đổi những giá trị cân bằng. Khi bạn bán một con gà lấy 100 ngàn đồng cho khách có nghĩa bạn đổi cho họ một sản phẩm có giá trị là 100 ngàn đồng để lấy giá trị như vậy bằng tiền mặt.

Nhưng bạn mua con gà với giá 80 ngàn đồng từ người nông dân, 10 ngàn cho chi phí đi lại còn 10 ngàn cho công sức của bạn đi về nông thôn mang con gà đưa cho người ở phố. 10 ngàn đó là giá trị gia tăng mà bạn đã tạo thêm.

Giả sử người nông dân do chi phí tăng nên họ chỉ bán con gà cho bạn với giá 85 ngàn và hãng vận tải cũng đòi giá vé xe là 15 ngàn đồng nếu bạn vẫn bán con gà với giá 100 ngàn đồng thì giá trị gia tăng mà bạn tạo ra không được ghi nhận và dù bạn có làm việc bạn cũng đã không có tiền công. Vậy giá trị gia tăng ấy là công sức của bạn nên việc tăng giá khi chi phí đầu vào gia tăng là công bằng.

2. Gia tăng giá trị để gia tăng giá giá bán

Thường tâm lý người đi mua hàng luôn nghĩ rằng mình bị mua đắt và muốn mặc cả để được giảm giá nhiều hơn nên nếu bạn tăng giá thì người mua thường nghĩ đến việc họ bị móc túi thêm. Nên nếu bạn làm cho khách hàng hiểu được khoảng tăng giá ấy là hợp lý thì họ sẽ không còn bị sốc nữa.

Trong trường hợp ví dụ trên nếu trước đây bạn bán con gà 100 ngàn đồng cộng phí ship 15 ngàn đồng thì để khách hàng làm quen với việc tăng giá và được tăng giá trị thì bạn sẽ ra chương trình khuyến mãi trong khoảng thời gian nhất định là bán con gà cộng với một ít chanh, ít ớt và miễn phí ship cũng với giá 115 ngàn đồng. Khách hàng sẽ tính ra không bị thiệt mà có hời đôi chút dù tổng tiền có gia tăng. Hết thời gian khuyến mãi bạn lại giữ giá 115 hoặc 110 ngàn đồng với con gà mà không có miễn phí ship và chanh, ơt nữa. Ít ra trong thời gian chuyển đổi đó khách hàng cũng làm quen với việc chi phí gia tăng nên không bị sốc về mặt tâm lý nữa.

Việc gia tăng giá trị trong thời gian ngắn có thể làm bạn thiệt đôi chút nhưng về dài hơi cũng giúp bạn khỏi thiệt thòi dẫn đến phá sản.

3. Giúp khách hàng hiểu rằng chi phí gia tăng để đảm bảo chất lượng

Ai cũng muốn mua hàng giá rẻ hơn nhưng không nhiều người chịu hy sinh chất lượng, nên nếu bạn chỉ rõ cho khách hàng thấy rằng sự tăng giá đó là hợp lý để giữ cho chất lượng không bị giảm sút thì khách hàng sẽ vẫn trung thành với bạn dù có thể thu nhập của họ không đủ nên số lượng mua có thể giảm sút.

Nhưng nếu bạn không tăng giá mà để không bị phá sản bạn lại cân bớt đi một chút mà khách hàng phát hiện ra thì bạn sẽ mất khách. Mà không chỉ khách hàng đó mà có thể còn mất thêm nhiều khách hàng khác nữa.

Trên đây là kinh nghiệm mà mình quan sát được của những hãng lớn khi còn bán hàng tạp hoá. Rất mong các bạn cùng chia sẻ kinh nghiệm thêm.

Bài sau mình sẽ chia sẻ cách làm thế nào để giảm giá bán.

No comments:

Post a Comment